Mở bài mẫu 1: Một triết gia người Đức đã từng nói: “Anh phải trở về cái gì của chính anh”. Câu nói ấy là tiếng nói phải được sống là chính mình để trở thành một con người hoàn thiện. Tiếng nói ấy cũng gợi chúng ta nghĩ tới vở kịch “ Hồn Trương Ba, da hàng thịt” của nhà viết kịch Lưu Quang Vũ, thông qua nhân vật Hồn Trương Ba cũng bật lên tiếng gọi, lời khẩn cầu tha thiết được sống là chính mình “Không thể sống bên trong một đằng, bên ngoài một nẻo được. Tôi muốn được là tôi toàn vẹn”. Chỉ với câu nói ấy nhưng cũng toát lên một nỗi niềm, nỗi bi kịch đau đớn cùng khát vọng chính đáng của chính nhân vật Hồn Trương Ba.
Mở bài mẫu 2: Trong làng kịch nói Việt Nam, có lẽ chúng ta phải nhắc tới cái tên Lưu Quang Vũ - một hiện tượng đặc biệt của sân khấu kịch trường những năm 80 của thế kỉ XX. Tuy có tài ở nhiều lĩnh vực như viết truyện ngắn, soạn kịch, làm thơ, vẽ tranh... nhưng ông được xem là một trong những nhà soạn kịch tài năng nhất của nền văn học nghệ thuật Việt nam hiện đại. Trong các vở kịch mà ông sáng tác thì đáng chú ý nhất là vở "Hồn Trương Ba, da hàng thịt". Bằng nghệ thuật xây dựng nội tâm độc đáo, cảnh VII, đoạn cuối vở kịch đem đến cho người đọc nhiều vấn đề tư tưởng sâu sắc qua nhân vật Trương Ba trong thân xác anh hàng thịt*. (*có thể thay đổi tùy theo yêu cầu của đề bài).
Mở bài mẫu 3: “Hồn Trương Ba, da hàng thịt” là một trong những vở kịch nổi tiếng vào những năm tám mươi của thế kỷ XX. Tác phẩm thể hiện lẽ sống của con người qua việc “bên trong một đằng, bên ngoài một nẻo” - con người khi không thể sống là chính mình. Qua phân tích cuộc đối thoại giữa hồn trương ba và xác hàng thịt chúng ta sẽ thấy được điều đó.
Mở bài mẫu 4: Lưu Quang Vũ là “ngôi sao sáng” của sân khấu kịch Việt Nam. Những tác phẩm của ông không chỉ phản ánh được những sự kiện nóng bỏng mang tính thời sự mà qua đó ông còn gửi gắm những quan niệm, triết lí nhân sinh sâu sắc về cuộc đời, con người. “Hồn Trương Ba, da hàng thịt” là một trong những vở kịch thành công nhất của Lưu Quang Vũ, thông qua việc tái hiện bi kịch của nhân vật Trương Ba khi phải sống “nương nhờ” trong thân xác người hàng thịt, Lưu Quang Vũ đã gợi ra những suy ngẫm sâu sắc về mối quan hệ giữa con người bên trong và con người bên ngoài, giữa nhu cầu vật chất và tinh thần.
Mở bài mẫu 5: “Được sống làm người là vô cùng quý giá. Nhưng được sống là mình, sống trọn vẹn những giá trị mình có, sống trong sự hài hòa tự nhiên còn quý giá hơn”. Bằng trái tim nhạy cảm của một thi sĩ, bằng trí tuệ sắc sảo của một triết gia, Lưu Quang Vũ qua đoạn trích trong vở kịch “Hồn Trương Ba, da hàng thịt” đã làm nổi bật được một triết lý nhân sinh rất giàu ý nghĩa nhân bản “Không thể bên trong một đằng, bên ngoài một nẻo được. Tôi muốn được là tôi toàn vẹn” - điều đó được thể hiện qua màn đối thoại giữa hồn Trương Ba và Đế Thích.
Mở bài mẫu 2: Trong làng kịch nói Việt Nam, có lẽ chúng ta phải nhắc tới cái tên Lưu Quang Vũ - một hiện tượng đặc biệt của sân khấu kịch trường những năm 80 của thế kỉ XX. Tuy có tài ở nhiều lĩnh vực như viết truyện ngắn, soạn kịch, làm thơ, vẽ tranh... nhưng ông được xem là một trong những nhà soạn kịch tài năng nhất của nền văn học nghệ thuật Việt nam hiện đại. Trong các vở kịch mà ông sáng tác thì đáng chú ý nhất là vở "Hồn Trương Ba, da hàng thịt". Bằng nghệ thuật xây dựng nội tâm độc đáo, cảnh VII, đoạn cuối vở kịch đem đến cho người đọc nhiều vấn đề tư tưởng sâu sắc qua nhân vật Trương Ba trong thân xác anh hàng thịt*. (*có thể thay đổi tùy theo yêu cầu của đề bài).
Mở bài mẫu 3: “Hồn Trương Ba, da hàng thịt” là một trong những vở kịch nổi tiếng vào những năm tám mươi của thế kỷ XX. Tác phẩm thể hiện lẽ sống của con người qua việc “bên trong một đằng, bên ngoài một nẻo” - con người khi không thể sống là chính mình. Qua phân tích cuộc đối thoại giữa hồn trương ba và xác hàng thịt chúng ta sẽ thấy được điều đó.
Mở bài mẫu 4: Lưu Quang Vũ là “ngôi sao sáng” của sân khấu kịch Việt Nam. Những tác phẩm của ông không chỉ phản ánh được những sự kiện nóng bỏng mang tính thời sự mà qua đó ông còn gửi gắm những quan niệm, triết lí nhân sinh sâu sắc về cuộc đời, con người. “Hồn Trương Ba, da hàng thịt” là một trong những vở kịch thành công nhất của Lưu Quang Vũ, thông qua việc tái hiện bi kịch của nhân vật Trương Ba khi phải sống “nương nhờ” trong thân xác người hàng thịt, Lưu Quang Vũ đã gợi ra những suy ngẫm sâu sắc về mối quan hệ giữa con người bên trong và con người bên ngoài, giữa nhu cầu vật chất và tinh thần.
Mở bài mẫu 5: “Được sống làm người là vô cùng quý giá. Nhưng được sống là mình, sống trọn vẹn những giá trị mình có, sống trong sự hài hòa tự nhiên còn quý giá hơn”. Bằng trái tim nhạy cảm của một thi sĩ, bằng trí tuệ sắc sảo của một triết gia, Lưu Quang Vũ qua đoạn trích trong vở kịch “Hồn Trương Ba, da hàng thịt” đã làm nổi bật được một triết lý nhân sinh rất giàu ý nghĩa nhân bản “Không thể bên trong một đằng, bên ngoài một nẻo được. Tôi muốn được là tôi toàn vẹn” - điều đó được thể hiện qua màn đối thoại giữa hồn Trương Ba và Đế Thích.