Cách viết mở bài tác phẩm Tuyên ngôn độc lập đạt điểm cao

admin

Administrator
Staff member
Mở bài 1: Trong lịch sử văn học cũng như lịch sử dựng nước, giữ nước, chúng ta đã có ba bản tuyên ngôn độc lập: “Nam quốc sơn hà” (lý Thường Kiệt), “Đại cáo bình Ngô” (Nguyễn Trãi) và đặc biệt là “Tuyên ngôn độc lập” của Hồ Chí Minh. Đánh giá về giá trị của tác phẩm, các ý kiến đều thống nhất khi nhận định “Tuyên ngôn độc lập” vừa là một văn kiện lịch sử vô giá, vừa là một mẫu mực của văn chính luận. Phần nêu cơ sở pháp lý và cơ sở thực tiễn cho bản tuyên ngôn là minh chứng tiêu biểu cho mẫu mực của nghệ thuật lập luận đó.

Mở bài 2: Tuyên ngôn độc lập là một tác phẩm chứa nhiều giá trị. Nhìn từ nhiều góc độ khác nhau, giá trị nào của tác phẩm này cũng thật sâu sắc. Về mặt thể loại văn học, Tuyên Ngôn Độc Lập là một áng văn chính luận hào hùng, mẫu mực, đáng lưu truyền muôn thuở. Một trong những nét nổi bật của bản Tuyên Ngôn Độc Lập là sự lập luận sắc sảo, chặt chẽ tạo nên một sức thuyết phục rất lớn. Xuất phát từ quan điểm sáng tác và đặc trưng thể loại của tác phẩm này, chúng ta sẽ thấy được cội nguồn của sức thuyết phục ấy.

Mở bài 3: Không chỉ là một lãnh tụ, một nhà quân sự, chính trị xuất sắc trong lịch sử dân tộc, Hồ Chí Minh còn là nhà văn lớn với nhiều tác phẩm xuất sắc. Nhớ đến những trang viết của Chủ tịch Hồ Chí Minh, bên cạnh những vần thơ “thép” chúng ta không thể nào quên “những áng văn chính luận mẫu mực” của Người. Và có thể nói, tác phẩm “Tuyên ngôn độc lập” là một trong số những tác phẩm chính luận như thế. Đọc “Tuyên ngôn độc lập” người đọc sẽ thấy được nghệ thuật lập luận xuất sắc của Hồ Chí Minh.

Mở bài 4: Trong những trang sử thi hào hùng của dân tộc ta có những mốc son chói lọi được đánh dấu bằng những bản tuyên ngôn lịch sử. Thời nhà Trần với “Nam Quốc Sơn Hà” của Lý Thường Kiệt, nhà Lê với “Bình Ngô Đại Cáo” của Nguyễn Trãi và một lần nữa, lịch sử được gọi tên trong “Tuyên Ngôn Độc Lập” của Hồ Chí Minh. Ba bản tuyên ngôn này được coi là những áng thiên cổ hùng văn của dân tộc. Và vượt lên trên điều đó, chúng ta thấy được sức mạnh và tính thuyết phục mãnh liệt hơn cả của nghệ thuật lập luận làm cho Tuyên ngôn độc lập trở thành một bài văn chính luận mẫu mực.

Mở bài 5: Vị lãnh tụ vĩ đại của nước Việt Nam ta không ai khác ngoài Bác Hồ. Người là danh nhân văn hóa thế giới khiến ai ai cũng phải nghiêng mình. Người đã để lại cho nền văn học nước nhà một kho tàng tác phẩm giá trị. Và bản tuyên ngôn độc lập là một trong số đó. Tác phẩm được soạn thảo vào ngày 26 tháng 8 năm 1945 tại số nhà 48 Hàng Ngang. Ngày 2 tháng 9 năm 1945 tại quảng trường Ba Đình, bác đọc tuyên ngôn độc lập khai sinh ra nước Việt Nam dân chủ cộng hòa. Bản tuyên ngôn có kết cấu ba phần: cơ sở pháp lý - cơ sở thực tế - khẳng định.

Mở bài 6: Mùa thu năm 1945, cả nước ta tưng bừng trong niềm sung sướng hân hoan. Cách mạng tháng Tám thành công đã rũ bỏ khỏi vai người dân Việt Nam những xiềng xích nô lệ và áp bức, đưa họ qua ngưỡng cửa tối tăm bước tới vùng sáng độc lập tự do. Sáng ngày 2/9, một buổi sáng trời trong với nắng vàng ấm áp, trước hàng triệu nhân dân trên quảng trường Ba Đình, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đọc bản Tuyên ngôn độc lập, chính thức khai sinh một nước Việt Nam mới, một nước Việt Nam tự do, độc lập và dân chủ. Bản tuyên ngôn được Người viết ra trong một tâm trạng vui sướng nhất. Bằng tất cả tâm hồn và trí tuệ, bằng những xúc cảm mãnh liệt, người đã truyền đến triệu trái tim nhân dân những rung động sâu xa và thấm thía, đồng thời tuyên bố một cách vững chắc và hào hùng với thế giới về sự tồn tại độc lập có chủ quyền của nước ta.

Mở bài 7: Nếu thế kỉ XI lũ giặc Tống hồn xiêu phách lạc khi nghe âm hưởng của bài thơ thần Nam quốc sơn hà vang lên bên bến sông Như Nguyệt; hay đến thế kỉ XX thực dân Pháp cũng chẳng còn cái cớ nào cho là "khai hóa, mẫu quốc" An Nam sau khi nghe những lời dõng dạc của Hồ Chí Minh trong bản Tuyên ngôn Độc lập, thì ở thế kỉ XV, sao chúng ta quên được áng "thiên cổ hùng văn" Bình Ngô đại cáo của Nguyễn Trãi. Ra đời sau chiến thắng giặc Minh của quân khởi nghĩa Lam Sơn, bài cáo đã vút cao tinh thần độc lập dân tộc, tinh thần yêu nước mãi còn ghi nhắc đến muôn đời. Cho mãi đến ngày nay, Bình Ngô đại cáo vẫn là một bản tuyên ngôn độc lập của dân tộc mình.

Mở bài 8: Ngày 19/8/1945 chính quyền ở Thủ đô Hà Nội đã về tay nhân dân ta. Ngày 23/8 tại Huế, trước mười lăm vạn đồng bào ta, vua Bảo Đại tuyên bố thoái vị. Ngày 25/7 hơn tám mươi vạn đồng bào Sài Gòn, Chợ Lớn quật khởi đứng lên giành chính quyền. Chỉ không đầy mười ngày, Tổng khởi nghĩa và Cách mạng tháng Tám đã thành công rực rỡ. Chế độ thực dân kéo dài tám mươi năm cùng với chế độ phong kiến hàng ngàn năm sụp đổ tan tành.

Mở bài 9: Bản “Tuyên ngôn Độc lập” ngày 2 tháng 9 năm 1945 là một văn kiện có giá trị và ý nghĩa lịch sử to lớn: Tuyên bố thủ tiêu chế độ thực dân và phong kiến trên đất nước ta, khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, mở ra kỉ nguyên mới độc lập, tự do của dân tộc. Bản “Tuyên ngôn Độc lập” do Hồ Chí Minh soạn thảo, trong đoạn văn mở đầu có giá trị nổi bật về tư tưởng và nghệ thuật lập luận, tiêu biểu cho phong cách chính luận của Người.

Mở bài 10: Trong suốt sự nghiệp văn chương của mình, Hồ Chí Minh đã để lại cho thế hệ đời sau những kiệt tác văn học. Phần lớn thơ ca của Người là để ca ngợi thiên nhiên hoặc kêu gọi nhân dân đồng lòng đứng lên kháng chiến. Nổi bật hơn cả là áng văn nghị luận "Tuyên ngôn Độc lập", một văn kiện mang tính lịch sử, chính thức khai sinh ra nước Cộng hòa xã hội Chủ nghĩa Việt Nam. Được đánh giá là sự chuẩn mực của thể loại nghị luận, ngay từ đầu tác phẩm, Hồ Chí Minh đã viết rất cao tay, vừa khéo léo, vừa kiên quyết lại hàm chứa nhiều ý nghĩa sâu sắc.
 
Back
Top