Bài thơ Việt Bắc là bài thơ đánh dấu chặng đường hoạt động sôi nổi của Tố Hữu và phản ánh cuộc đấu tranh gian lao, hùng tráng của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp của toàn quân, toàn dân ta. Dưới đây là một số kết bài cho bài thơ Việt Bắc chọn lọc hay nhất. Mời quý bạn đọc tham khảo. 3$^2$
Kết bài số: 1
Khi nhắc đến bài thơ Việt Bắc của nhà thơ Tố Hữu, là chúng ta nhớ đến những lời tâm tình đầy bồi hồi và xao xuyến của kẻ ở người đi. Với cách sử dụng ngôn từ giản dị nhưng cũng rất gần gũi, thân mật và hết sức xúc động. Bài thơ Việt Bắc là một trong những bài thơ về đề tài cách mạng giúp cổ vũ tinh thần của chiến sĩ và nhân dân và còn là tấm gương phản chiếu rõ nhất về một thời kỳ vẻ vang của đất nước. Bài thơ cho đến hiện tại vẫn là tư liệu quý giá để thế hệ sau này mãi tự hào và cũng ý thức rõ hơn về trách nhiệm xây dựng đất nước giàu đẹp hơn để báo đáp công ơn giữ nước của thế hệ đi trước.
Kết bài số: 2
Tóm lại, bài thơ “Việt Bắc” - đỉnh cao của văn học Việt Nam và cũng là bài thơ để đời của Tố Hữu. “Việt Bắc” là khúc ca về thiên nhiên, con người Việt Bắc, là tiếng hát ân nghĩa thủy chung son sắt của người cách mạng với người dân Việt Bắc, là tình yêu, tình thương của Tố Hữu dành cho Việt Bắc. Bằng ngôn ngữ giản dị, gắn liền với đời thường kết hợp với thủ pháp nghệ thuật như lặp từ, hoán dụ đã lột tả được nỗi nhớ da diết của tác giả với mảnh đất đầy kí ức và kỉ niệm. Song song với đó, thể thơ lục bát kết hợp một cách nhuần nhuyễn đã đưa đẩy cảm xúc của Tố Hữu lên đỉnh cao để có thể sáng tác ra được một bài thơ tuyệt vời đến như vậy. Và “Việt Bắc” là một bài thơ thể hiện đậm đà tính dân tộc.
Kết bài số: 3
Thật khéo léo và tinh tế khi Tố Hữu truyền đạt tình cảm một cách kín đáo như thế này. Ngôn ngữ gần gũi, cách diễn tả nhẹ nhàng cũng đã khiến người đọc thấy rất thấm. Tố Hữu hỏi “người” nhưng thực ra là hỏi “mình” và câu trả lời nằm ngay trong câu hỏi. Lời mào đầu sâu sắc này sẽ dẫn người đọc lần lượt khám phá nét đặc trưng của núi rừng Việt Bắc trải dọc theo 4 mùa.
Kết bài số: 4
Nghĩa tình cách mạng như một sợi chỉ đỏ, xuyên suốt mạch bài thơ Việt Bắc. Mạch cảm xúc mạnh mẽ ấy chính là sự trân trọng, ngợi ca tình cảm gắn bó, keo sơn của nhân dân ta trên suốt hành trình kháng chiến đầy gian lao, khốn khổ. Vẻ đẹp ngời sáng của tinh thần yêu nước, quyết chiến hy sinh đã khiến bài thơ thật sự trở thành một khúc trường ca của tình nghĩa quê hương, đất nước. Tình cảm thiêng liêng đó đã được Tố Hữu tái hiện qua nhiều chi tiết phong phú, đặc biệt là hình ảnh ấm áp qua khung cảnh sinh hoạt của quân dân giữa thiên nhiên núi rừng rộng lớn. Đọc Việt Bắc, ta thêm tự hào về những năm tháng dẫu có gian khổ nhưng lại hết sức vẻ vang của dân tộc.
Kết bài số: 5
Bài thơ Việt Bắc như là lời tâm tình, thủ thỉ của kẻ ở với người đi. Là sự bồi hồi, nhớ nhung, xao xuyến, là sự bịn rịn khôn nguôi trong cảnh chia li của người dân Việt Bắc và cán bộ cách mạng. Lời thơ thật mộc mạc, gần gũi, giản dị nhưng cũng đầy tha thiết, xúc động. “Việt Bắc” của Tố Hữu cùng với những bài thơ khác trong thời điểm đó viết về người lính và cách mạng như ‘Đồng chí” của Chính Hữu, hay “Bài thơ về tiểu đội xe không kính” của Phạm Tiến Duật, không chỉ góp phần trong việc cổ vũ động viên tinh thần người chiến sĩ mà nó còn như những cuốn phim quay chậm về lịch sử, là tấm gương phản chiếu về một thời đại vẻ vang của dân tộc, để cho thế hệ sau này ghi nhớ công ơn và mãi tự hào về tổ tiên cha ông chúng ta để rồi từ đó thấy được ý thức trách nhiệm của bản thân trong việc xây dựng đất nước giàu đẹp hơn.
Kết bài số: 6
Tóm lại, bài thơ Việt Bắc là khúc ca ân tình đầy xúc động của nhà thơ Tố Hữu về khoảng thời gian mười năm năm kháng chiến gian khổ và hướng về một tương lai tươi sáng của đất nước. Khi viết về thể loại trữ tình cách mạng, Tố Hữu đã rất khéo léo sử dụng những chất liệu nghệ thuật dân tộc đó là thể thơ lục bát và ngôn ngữ mang đậm sắc thái dân gian. Có thể thấy được rằng, Việt Bắc chính là một khúc anh hùng ca về cách mạng, về cuộc kháng chiến chính nghĩa của dân tộc mà sâu trong đó là tình cảm giữa các chiến sĩ và đồng bào, tình cảm với mảnh đất Việt Bắc, rộng ra là tình cảm của mỗi người dân Việt Nam với quê hương, đất nước. Bài thơ là niềm tự hào về truyền thống ân nghĩa, thủy chung, những đạo lý tốt đẹp đã được truyền thừa từ thế hệ này sang thế hệ khác và nhắc nhở thế hệ sau này phải ghi nhớ và tiếp tục phát huy truyền thống cha ông.
Kết bài số: 1
Khi nhắc đến bài thơ Việt Bắc của nhà thơ Tố Hữu, là chúng ta nhớ đến những lời tâm tình đầy bồi hồi và xao xuyến của kẻ ở người đi. Với cách sử dụng ngôn từ giản dị nhưng cũng rất gần gũi, thân mật và hết sức xúc động. Bài thơ Việt Bắc là một trong những bài thơ về đề tài cách mạng giúp cổ vũ tinh thần của chiến sĩ và nhân dân và còn là tấm gương phản chiếu rõ nhất về một thời kỳ vẻ vang của đất nước. Bài thơ cho đến hiện tại vẫn là tư liệu quý giá để thế hệ sau này mãi tự hào và cũng ý thức rõ hơn về trách nhiệm xây dựng đất nước giàu đẹp hơn để báo đáp công ơn giữ nước của thế hệ đi trước.
Kết bài số: 2
Tóm lại, bài thơ “Việt Bắc” - đỉnh cao của văn học Việt Nam và cũng là bài thơ để đời của Tố Hữu. “Việt Bắc” là khúc ca về thiên nhiên, con người Việt Bắc, là tiếng hát ân nghĩa thủy chung son sắt của người cách mạng với người dân Việt Bắc, là tình yêu, tình thương của Tố Hữu dành cho Việt Bắc. Bằng ngôn ngữ giản dị, gắn liền với đời thường kết hợp với thủ pháp nghệ thuật như lặp từ, hoán dụ đã lột tả được nỗi nhớ da diết của tác giả với mảnh đất đầy kí ức và kỉ niệm. Song song với đó, thể thơ lục bát kết hợp một cách nhuần nhuyễn đã đưa đẩy cảm xúc của Tố Hữu lên đỉnh cao để có thể sáng tác ra được một bài thơ tuyệt vời đến như vậy. Và “Việt Bắc” là một bài thơ thể hiện đậm đà tính dân tộc.
Kết bài số: 3
Thật khéo léo và tinh tế khi Tố Hữu truyền đạt tình cảm một cách kín đáo như thế này. Ngôn ngữ gần gũi, cách diễn tả nhẹ nhàng cũng đã khiến người đọc thấy rất thấm. Tố Hữu hỏi “người” nhưng thực ra là hỏi “mình” và câu trả lời nằm ngay trong câu hỏi. Lời mào đầu sâu sắc này sẽ dẫn người đọc lần lượt khám phá nét đặc trưng của núi rừng Việt Bắc trải dọc theo 4 mùa.
Kết bài số: 4
Nghĩa tình cách mạng như một sợi chỉ đỏ, xuyên suốt mạch bài thơ Việt Bắc. Mạch cảm xúc mạnh mẽ ấy chính là sự trân trọng, ngợi ca tình cảm gắn bó, keo sơn của nhân dân ta trên suốt hành trình kháng chiến đầy gian lao, khốn khổ. Vẻ đẹp ngời sáng của tinh thần yêu nước, quyết chiến hy sinh đã khiến bài thơ thật sự trở thành một khúc trường ca của tình nghĩa quê hương, đất nước. Tình cảm thiêng liêng đó đã được Tố Hữu tái hiện qua nhiều chi tiết phong phú, đặc biệt là hình ảnh ấm áp qua khung cảnh sinh hoạt của quân dân giữa thiên nhiên núi rừng rộng lớn. Đọc Việt Bắc, ta thêm tự hào về những năm tháng dẫu có gian khổ nhưng lại hết sức vẻ vang của dân tộc.
Kết bài số: 5
Bài thơ Việt Bắc như là lời tâm tình, thủ thỉ của kẻ ở với người đi. Là sự bồi hồi, nhớ nhung, xao xuyến, là sự bịn rịn khôn nguôi trong cảnh chia li của người dân Việt Bắc và cán bộ cách mạng. Lời thơ thật mộc mạc, gần gũi, giản dị nhưng cũng đầy tha thiết, xúc động. “Việt Bắc” của Tố Hữu cùng với những bài thơ khác trong thời điểm đó viết về người lính và cách mạng như ‘Đồng chí” của Chính Hữu, hay “Bài thơ về tiểu đội xe không kính” của Phạm Tiến Duật, không chỉ góp phần trong việc cổ vũ động viên tinh thần người chiến sĩ mà nó còn như những cuốn phim quay chậm về lịch sử, là tấm gương phản chiếu về một thời đại vẻ vang của dân tộc, để cho thế hệ sau này ghi nhớ công ơn và mãi tự hào về tổ tiên cha ông chúng ta để rồi từ đó thấy được ý thức trách nhiệm của bản thân trong việc xây dựng đất nước giàu đẹp hơn.
Kết bài số: 6
Tóm lại, bài thơ Việt Bắc là khúc ca ân tình đầy xúc động của nhà thơ Tố Hữu về khoảng thời gian mười năm năm kháng chiến gian khổ và hướng về một tương lai tươi sáng của đất nước. Khi viết về thể loại trữ tình cách mạng, Tố Hữu đã rất khéo léo sử dụng những chất liệu nghệ thuật dân tộc đó là thể thơ lục bát và ngôn ngữ mang đậm sắc thái dân gian. Có thể thấy được rằng, Việt Bắc chính là một khúc anh hùng ca về cách mạng, về cuộc kháng chiến chính nghĩa của dân tộc mà sâu trong đó là tình cảm giữa các chiến sĩ và đồng bào, tình cảm với mảnh đất Việt Bắc, rộng ra là tình cảm của mỗi người dân Việt Nam với quê hương, đất nước. Bài thơ là niềm tự hào về truyền thống ân nghĩa, thủy chung, những đạo lý tốt đẹp đã được truyền thừa từ thế hệ này sang thế hệ khác và nhắc nhở thế hệ sau này phải ghi nhớ và tiếp tục phát huy truyền thống cha ông.
Last edited: