Mở bài 1: Quang Dũng là một nhà thơ rất đặc biệt, bởi ông không chỉ là một nhà thơ cầm bút sáng tác mà còn là một người lính cầm súng đánh giặc. Có lẽ bởi vì vậy mà những bài thơ của Quang Dũng luôn gắn liền với hình ảnh những người lính, cũng là những người đồng đội của ông. Nổi bật nhất trong các sáng tác của ông là bài thơ Tây Tiến. Với bút pháp lãng mạn xen lẫn với tả thực, bài thơ đã khắc họa thật thành công hình ảnh đoàn binh Tây tiến với khí thế hiên ngang, tâm hồn thơ mộng trong thời kì kháng chiến chống thực dân Pháp.
Mở bài 2: Thiên nhiên, núi rừng Tây bắc luôn hiện lên với một vẻ đẹp hoang sơ, hùng vĩ nhưng không kém phần hiểm nguy. Ấy thế mà hình ảnh những người chiến sĩ trong bài thơ Tây Tiến của nhà thơ Quang Dũng lại hiện lên thật hào hùng, lãng mạn trên nền bức tranh thiên nhiên núi rừng đó. Bài thơ là một trong những tuyệt tác của Quang Dũng trong giai đoạn kháng chiến chống Pháp 1954 - 1945. Cho đến nay, mỗi khi nhắc lại, ta vẫn không thể quên được những hình ảnh đoàn binh Tây tiến anh dũng, rực lửa thuở nào!
Mở bài 3: Nhà thơ Vũ Quần Phương đã nhận xét và bài thơ Tây Tiến : “Quang Dũng đứng riêng một ốc đảo, đặc biệt với bài thơ Tây Tiến, ông không có điểm gì chung với những nhà thơ khác, ông đứng biệt lập như một hòn đảo giữa các nhà thơ kháng chiến”. Phải chăng cái mới, cái lạ, cái riêng biệt ấy chính là tượng đài những người chiến sĩ, những người anh hùng của dân tộc đã hy sinh vì dân tộc, được tạc dựng lại vừa mang vẻ đẹp của sự anh dũng, kiên cường vừa mang vẻ đẹp hào hoa, lãng mạn.
Mở bài 4: “Không có ong mật thì chẳng có mật ong, và không có hoa thì ong cũng chẳng thể làm ra mật. Không có nhà văn thì không có tác phẩm, tất nhiên cũng không thể có đời sống văn học…”. Thật vậy, người nghệ sĩ tâm huyết góp nhặt cái muối mặn, phù sa, hương sắc cuộc đời để rồi gửi cái hồn, cái nỗi lòng, tâm sự của mình vào từng câu thơ, trang văn nghệ thuật. Quang Dũng viết “Tây Tiến”, qua thơ ông gửi trọn nỗi niềm nhớ nhung, trân trọng khi nghĩ về những người lính, về đồng đội và miền đất đã từng một thời gắn bó ấy.
Mở bài 2: Thiên nhiên, núi rừng Tây bắc luôn hiện lên với một vẻ đẹp hoang sơ, hùng vĩ nhưng không kém phần hiểm nguy. Ấy thế mà hình ảnh những người chiến sĩ trong bài thơ Tây Tiến của nhà thơ Quang Dũng lại hiện lên thật hào hùng, lãng mạn trên nền bức tranh thiên nhiên núi rừng đó. Bài thơ là một trong những tuyệt tác của Quang Dũng trong giai đoạn kháng chiến chống Pháp 1954 - 1945. Cho đến nay, mỗi khi nhắc lại, ta vẫn không thể quên được những hình ảnh đoàn binh Tây tiến anh dũng, rực lửa thuở nào!
Mở bài 3: Nhà thơ Vũ Quần Phương đã nhận xét và bài thơ Tây Tiến : “Quang Dũng đứng riêng một ốc đảo, đặc biệt với bài thơ Tây Tiến, ông không có điểm gì chung với những nhà thơ khác, ông đứng biệt lập như một hòn đảo giữa các nhà thơ kháng chiến”. Phải chăng cái mới, cái lạ, cái riêng biệt ấy chính là tượng đài những người chiến sĩ, những người anh hùng của dân tộc đã hy sinh vì dân tộc, được tạc dựng lại vừa mang vẻ đẹp của sự anh dũng, kiên cường vừa mang vẻ đẹp hào hoa, lãng mạn.
Mở bài 4: “Không có ong mật thì chẳng có mật ong, và không có hoa thì ong cũng chẳng thể làm ra mật. Không có nhà văn thì không có tác phẩm, tất nhiên cũng không thể có đời sống văn học…”. Thật vậy, người nghệ sĩ tâm huyết góp nhặt cái muối mặn, phù sa, hương sắc cuộc đời để rồi gửi cái hồn, cái nỗi lòng, tâm sự của mình vào từng câu thơ, trang văn nghệ thuật. Quang Dũng viết “Tây Tiến”, qua thơ ông gửi trọn nỗi niềm nhớ nhung, trân trọng khi nghĩ về những người lính, về đồng đội và miền đất đã từng một thời gắn bó ấy.